Bà bầu bị zona có nguy hiểm không? Nên điều trị bệnh như thế nào?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Nên làm gì khi bà bầu bị zona thần kinh và cách phòng tránh bệnh?

Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm đến thai nhi không? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh zona thần kinh cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không, bệnh gây nên biến chứng gì? Zona thần kinh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Đó là những thắc mắc mà bà bầu bị zona đều lo lắng. Mời bạn cùng tuthuoc24h.net theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Zona thần kinh là bệnh gì?

Zona thần kinh là một bệnh lý xuất hiện cùng các triệu chứng như phát ban trên da kèm mụn nước (tập trung thành từng mảng) và gây nên cảm giác ngứa ngáy tại các vị trí lưng, eo, mặt (đôi khi tại miệng, mắt, tai). Nguyên nhân gây ra bệnh được cho là do nhiễm virus varicella-zoster (VZV) – đây cũng chính là một loại virus gây nên bệnh thủy đậu.

Bệnh zona thần kinh còn có tên gọi khác là bệnh “giời leo”, đây là một bệnh dễ lây lan bởi do virus gây ra. Đối với bệnh nhân đã từng hồi phục sau đợt thủy đậu, virus varicella-zoster vẫn có khả năng có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và khi gặp các điều kiện thuận lợi như: sức đề kháng giảm sút, cơ thể quá căng thẳng hay mệt mỏi thì bệnh thần kinh zona thần kinh sẽ rất dễ tái phát.

Zona thần kinh là một bệnh lý xuất hiện cùng các triệu chứng như phát ban trên da kèm mụn nước
Zona thần kinh là một bệnh lý xuất hiện cùng các triệu chứng như phát ban trên da kèm mụn nước

Bệnh Zona thần kinh có thể mắc phải ở mọi đối tượng và lứa tuổi nhưng chủ yếu dễ mắc phải ở những đối tượng sau:

  • Người cao tuổi (trên 50 tuổi).
  • Những người mắc phải hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể như: HIV/AIDS.
  • Nhóm người có cơ địa nhạy cảm, hệ thống miễn dịch yếu.
  • Người đang bị mắc các bệnh về cúm, bệnh lao, nhiễm trùng…
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Triệu chứng khi bà bầu bị zona

Triệu chứng điển hình khi xuất hiện của bệnh zona thần kinh là phát ban dưới dạng những mụn nước nhỏ, gây đau đớn, ngứa ngáy cho người bệnh. Mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở vùng ngực, bụng, một bên thân mình hoặc khuôn mặt. 

Zona thần kinh phát ban dưới dạng những mụn nước nhỏ, gây đau đớn, ngứa ngáy
Zona thần kinh phát ban dưới dạng những mụn nước nhỏ, gây đau đớn, ngứa ngáy

Trước khi phát ban, bệnh nhân thường cảm thấy ngứa ran hoặc nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng, đôi lúc kèm theo triệu chứng uể oải và mệt mỏi rong người. Một số người có thể xuất hiện tình trạng bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiểu. Trong một vài ngày tiếp theo, các đám phát ban sẽ phồng rộp thành mụn nước chứa dịch lỏng bên trong, sau khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày sẽ bong vảy và rơi ra.

Sau khi phát ban đã biến mất, vẫn có nguy cơ xuất hiện những cơn đau ở vị trí cũ. Tình trạng này thường gọi là đau dây thần kinh sau zona, việc xuất hiện các cơn đau sau khi mụn nước bong vẩy chiếm tỷ lệ khoảng 1% so với tổng số người bệnh. Những người còn lại sẽ chấm dứt cơn đau trong vòng tối đa 4 tháng kể từ khi dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

Trong thời gian đầu, bà bầu bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc trên khuôn mặt. Một số trường hợp sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Bệnh có thể xuất hiện các dát đỏ trên da
Bệnh có thể xuất hiện các dát đỏ trên da

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí phát ban, đau rát và bắt đầu xuất hiện các dát đỏ trên da. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) khó vỡ, căng cứng. Trong trường hợp bị vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu và biến mất sau khoảng thời gian 2 – 4 tuần.

Lưu ý sau 2 – 4 tuần ban trên da có thể biến mất nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó.

Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh Zona thần kinh có mức độ ảnh hưởng thấp, chủ yếu tập trung bên ngoài da và ít để lại các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Zona thần kinh có thể tăng lên, và có khả năng trầm trọng nếu bệnh lý này phát sinh trong giai đoạn thai kỳ.

Virus Varicella Zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu bà bầu bị Zona trong ba tháng đầu, thai nhi có khả năng bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe bẩm sinh.

Bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi
Bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi

Trong trường hợp bà bầu bị Zona ở giai đoạn từ tháng thứ tư trở đi, lúc này thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus gây ảnh hưởng hoặc tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu cho bà bầu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Vì thế, cần chủ động ngăn ngừa bệnh Zona thần kinh trước khi bước vào thai kỳ.

Chính vì những khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi, người bị bệnh zona cần cách ly với bà bầu cho đến khi các tổn thương trên da lành lại hoàn toàn, đặc biệt là nếu vùng phát ban xảy ra ở phần cơ thể mà quần áo không che phủ. 

Đối với trường hợp bạn đang mang thai và chưa bị thủy đậu (hoặc chưa bị do miễn dịch nhờ vắc-xin), cần phải tránh tiếp xúc với người bị zona hoặc đám đông khi có dịch thủy đậu bùng phát. Bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể đối với VZV (varicella-zoster). Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc bệnh zona, đặc biệt là khi bị mụn nước xuất hiện ở phần đầu cổ và mặt, thì nên nhanh chóng đến khám bác sĩ ngay lập tức để hạn chế ảnh hưởng đến mắt và phòng ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách điều trị cho bà bầu bị zona

Cho đến hiện nay, vẫn không có loại thuốc chữa trị đặc hiệu giành cho bệnh Zona. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể dùng thuốc kháng virus như: acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex) để giúp giảm bớt ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh Zona cũng như nguy cơ đau thần kinh sau Zona. Thuốc sẽ phát huy tốt nhất nếu được dùng sớm sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Trong trường hợp bà bầu bị Zona bác sĩ cần cân nhắc xem lợi ích của thuốc kháng virus có cao hơn rủi ro cho em bé hay không, trước khi quyết định cho thai phụ sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Nếu dùng đúng và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì những loại thuốc này được xem là an toàn trong thai kỳ.

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp hỗ trợ sau đây nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh Zona:

  • Uống paracetamol để giảm đau khi phát ban;
  • Giữ cho các nốt mụn nước sạch sẽ và khô ráo, không vỡ nhằm tránh nhiễm trùng;
  • Không dùng chung khăn và quần áo với người bệnh để hạn chế lây lan;
  • Mặc quần áo rộng rãi khi bị phát ban. Tránh để vải cọ xát vào những nốt mụn nước sẽ giúp chúng không bị vỡ và mau lành hơn;
  • Nếu các nốt mụn bị rỉ nước, hãy sử dụng miếng gạc mát giúp giữ sạch vết phát ban. Mỗi lần dùng gạc mát vào nốt mụn không kéo dài quá 20 phút, chỉ thực hiện khi rỉ dịch;
  • Sử dụng một ít kem dưỡng da calamine xoa lên vết phát ban để làm dịu bớt cơn ngứa.

Mặc dù có vắc-xin phòng ngừa bệnh Zona tuy nhiên không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai. Theo khuyến cáo, phụ nữ chỉ nên tiêm chủng ngừa vắc-xin Zostavax trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Một số cách điều trị cho bà bầu bị Zona bằng phương pháp dân gian

Việc điều trị bằng thuốc có ảnh hưởng không tốt trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Dưới đây là một số phương pháp dân gian an toàn trong việc điều trị cho bà bầu bị Zona.

Sử dụng tỏi

Bà bầu trị bệnh Zona có thể dùng tỏi trong quá trình điều trị bệnh. Tinh chất có trong tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Các mẹ bầu sử dụng 1 vài nhánh tỏi bóc vỏ đem giã dập.
  • Đắp tỏi dập lên vùng da bị Zona rồi để trong khoảng thời gian 20 phút.
  • Rửa sạch lại vùng bị mụn nước nhẹ nhàng lại bằng nước ấm.

Sử dụng hành

Hãy thái củ hành thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da đang bị phát ban và nổi mụn nước. Thuộc tính chống viêm của hành sẽ giúp khắc phục tình trạng các vùng da đang bị bệnh zona.

Sử dụng nha đam

Trong cây nha đam có chứa các hợp chất glycoproteins và polysaccharides cùng nhiều vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao giúp làm dịu vùng da bị ngứa rát, lành vết thương.

Nha đam giúp bà bầu điệu trị bệnh Zona hiệu quả
Nha đam giúp bà bầu điệu trị bệnh Zona hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy phần thịt nha đam trộn với đậu xanh giã nhuyễn trong cối.
  • Sau đó đắp lên vùng da bị zona đang xuất hiện các mụn nước.
  • Tiếp đó để khô tự nhiên rồi tiếp tục thoa lên da. Sau khi khô, rửa sạch lại với nước nhẹ nhàng.

Một ngày kiên trì làm khoảng 3 lần sẽ thấy bệnh có tiến triển nhanh chóng.

Sử dụng mật ong

Mật ong là phương pháp dân gian tiếp theo sử dụng điều trị cho bà bầu bị Zona. Trong mật ong có một số hợp chất có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng virus.

Có thể sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh zona
Có thể sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh zona

Cách thực hiện:

  • Các mẹ có thể sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh zona.
  • Sau đó để trong khoảng thời gian tầm 20 phút rồi nhẹ nhàng rửa lại với nước.

Lặp lại 3 – 4 lần/ngày sẽ giảm rõ rệt cảm giác ngứa rát da và sớm bình phục.

Sử dụng lá sung hoặc mủ sung

Lá sung hoặc mủ sung là một trong những loại cây có khả năng tiêu viêm, sát trùng tốt. Với những công dụng đó thì chúng được sử dụng trong việc điều trị cho bà bầu bị Zona.

Lá sung giúp tiêu viêm, sát trùng tốt
Lá sung giúp tiêu viêm, sát trùng tốt

Cách thực hiện:

  • Lấy lá sung đem rửa sạch với nước để loại bỏ sạch bụi bẩn, để ráo rồi thái nhỏ ra.
  • Giã nhuyễn trong cối sạch và cho vào một ít giấm vừa đủ. Dùng hỗn hợp sau khi giã đắp lên vùng bị phát bệnh. Thực hiện liên tục 1 – 2 ngày.

Khi bà bầu bị Zona nặng có thể sử dụng mủ của trái sung non mủ trong vỏ cây. Bôi lên vùng da đang nổi mụn nước 2 lần/ngày, 2 – 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Cách phòng bệnh Zona cho phụ nữ mang thai

  • Lối sống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà bầu và nguy cơ mắc bệnh Zona. Nên có thói quen sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh zona trong quá trình mang thai.
  • Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau: Vitamin B12, B6, thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, thực phẩm giàu lysine, cam thảo (sử dụng với hàm lượng phù hợp và tham khảo ý kiến trước khi dùng)

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn: rượu, bia,…
  • Không sử dụng quá nhiều các loại hạt, sản phẩm được chế biến từ yến mạch, đậu nành, galetin, socola,...
  •  Ngũ cốc tinh chế
  • Thực phẩm chức nhiều chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

Trong sinh hoạt hằng ngày khi mắc bệnh

  • Hạn chế gãi và tác động lên các mụn nước, vùng phát ban
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.
  • Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát tránh vỡ các mụn nước và chảy dịch
  • Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ bà bầu bị zona khá thấp tuy nhiên nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy thăm khám và xin ý kiến với bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu đang có thai, bạn nên sinh hoạt lành mạnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên. Nhận biết bệnh sớm sẽ giảm thiểu nguy hiểm, biến chứng, hạn chế dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

TuThuoc24h