Có khoảng 70% - 80% phụ nữ gặp phải chứng buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, đa số các mẹ bầu đều chỉ buồn nôn bình thường và tình trạng này sẽ kết thúc sau khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu tình trạng buồn nôn vẫn tiếp diễn trong suốt thai kỳ thì đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với cả mẹ lẫn con. Hiểu được những lo lắng đó của các mẹ bầu, tuthuoc24h.net xin chia sẻ những thông tin trong bài viết này hy vọng sẽ giúp các mẹ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này và những mẹo hay để đối phó với chứng ốm nghén hiệu quả giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ bầu buồn nôn và nôn trong giai đoạn thai kỳ là dấu hiệu tốt?
Các thai phụ trẻ thường cảm thấy khá hoang mang khi liên tục buồn nôn và nôn trong thời gian đầu thai kỳ. Tuy nhiên trên thực tế ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ là dấu hiệu tốt, giúp giảm đáng kể nguy cơ sảy thai. Trong một số nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu trải qua buồn nôn và nôn ói có thể giảm được từ 50 đến 75% các nguy cơ sức khỏe của mẹ và con trong thời kỳ mang thai.
Bà bầu thường bị ốm nghén vào thời gian nào của thai kỳ?
Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai bắt đầu sớm nhất vào tuần thứ 4 - 6 thai kỳ, phổ biến vào tuần thứ 8 - 9 và kéo dài hết 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng ốm nghén có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12, tuy nhiên, khoảng 10% phụ nữ vẫn có triệu chứng ốm nghén sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Thậm chí, một vài thai phụ chuyển sang tình trạng ốm nghén nặng và tiếp tục cho đến hết thời kỳ mang thai.
Ốm nghén khi mang thai biểu hiện như thế nào là bình thường và bất thường?
Các nguyên nhân gây ốm nghén trong thời kỳ mang thai
Nguyên nhân gây ốm nghén vẫn chưa xác định, những dự đoán nguyên nhân gây nghén có thể do liên kết giữa hóc-môn thai nhi - Human Chorionic Gonadotropin (HCG) và estrogen. Lượng HCG cao chứng tỏ việc mang thai của bạn vẫn đang phát triển cho đến khi nhau thai có thể duy trì nó.
Trong thời kỳ mang thai các hormone progesterone thai làm thư giãn hệ tiêu hóa của bạn, do đó phải mất nhiều thời gian để thức ăn có thể di chuyển qua hệ cơ quan khác. Điều này cũng có thể làm cho bạn dễ bị ốm nghén và buồn nôn. Bên cạnh nguyên nhân này còn có một số nguyên nhân khác như:
-
Bạn đang nôn nóng có em bé đầu lòng dẫn đến căng thẳng, stress.
-
Bạn đang mang thai một bé gái.
-
Mang thai sau 30 tuổi.
-
Do thừa cân vào lúc mới mang thai.
-
Mẹ hoặc chị gái của bạn có triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
-
Bạn phải chịu đựng từ HCG trong lần mang thai trước.
-
Bạn có tiền sử buồn nôn khi dùng biện pháp tránh thai dựa trên hoóc môn oestrogen.
Những triệu chứng của buồn nôn khi mang thai
-
Có cảm giác chán nản, mệt mỏi
-
Chán ăn, ăn không ngon, cảm giác sợ ăn
-
Ho, sốt, chóng mặt, suy nhược cơ thể
Chóng mặt khi mang thai do những nguyên nhân nào và có nguy hiểm hay không?
Ngoài ra khi ốm nghén mẹ bầu cũng có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như: Đầy bụng, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, nhức đầu … Nếu tình trạng bị nặng, các mẹ bầu cần phải nhập viện để theo dõi.
Tình trạng như thế nào thì nên đến gặp bác sĩ?
-
Tình trạng ói mửa kéo dài suốt cả ngày và bạn không thể ăn uống gì được.
-
Tiếp tục nôn trầm trọng ở tháng thứ 4.
-
Nôn ra dịch có màu nâu hoặc nôn ra máu.
-
Đau đầu, sụt cân, chóng mặt và ít đi tiểu.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ đề nghị một số phương pháp điều trị dựa trên tình trạng của bạn.
Các loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng buồn nôn nặng trong thai kỳ
Những loại thuốc này phải được dùng theo đúng toa của bác sĩ:
- Vitamin B6: Dùng 10 – 25mg vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng buồn nôn đến 70% và hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong ba tháng đầu.
- Thuốc kháng Histamin: Có thể dùng kháng histamin như meclizine Tránh các thuốc: Cyclizine (meclozine, buclizine), Diphenhydramine (nautamine), dimenhydrinate (nausicalm): gây các dị tật bẩm sinh sứt môi, chẻ vòm, tật thiếu chi, thoát vị não - tuỷ … Promethazine (phenergan): gây sai khớp háng bẩm sinh.
- Thuốc làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên dạ dày, làm cho dạ dày rỗng nhanh nên giảm được sự trào ngược từ dạ dày, tá tràng lên thực quản Sulpiride (Dogmatil) viên 50mg uống 3 viên/ngày.
Lưu ý: nếu nôn nặng, nên khám và nhập viện điều trị (thuốc chống nôn dạng chích + bù nước điện giải đã mất do nôn.
Uống thuốc khi không biết mình mang thai có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?
Mẹo để làm giảm buồn nôn khi mang thai
Để giúp các chị em phụ nữ có thể giảm được tình trạng buồn nôn nhưng không nên được, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo mà các bạn có thể áp dụng:
1. Ăn vặt
bà bầu thường xuyên thèm ăn vặt như: bánh, hoa quả,… Nếu sau khi thức dậy bạn có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được thì có thể ăn một chút bánh quy, dành thời gian nghỉ ngơi.
2. Ăn ít, chia nhiều bữa
Để tránh tình trạng buồn nôn thì bà bầu nên hạn chế ăn quá nhiều trong bữa ăn. Không nên để bụng trống rỗng mà hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn từng ít một để tránh tình trạng bị buồn nôn. Đồng thời giúp tăng cảm giác thèm ăn khi mang thai.
3. Uống nước ngụm nhỏ
Nhiều người thường để đến khi khát nước mới uống một cốc nước thật to. Như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất là các chị em khi mang thai nên uống nước thành từng ngụm nhỏ để bảo vệ tốt cho dạ dày. Nếu bà bầu bị nôn nhiều thì có thể uống nước có chút muối, giúp bổ sung các chất điện giải tốt cho cơ thể khi mang thai.
4. Ăn các loại thực phẩm có chút gừng cay
Một số nghiên cứu cho thấy, khi buồn nôn thì các bà bầu có thể pha một chút gừng để uống hoặc nấu trà gừng sẽ rất tốt cho sức khỏe, làm giảm được các cơn buồn nôn.
Ảnh: cam-giac-buon-non-nhung-khong-non-4
Gừng rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng làm giảm các cơn buồn nôn.
5. Châm cứu
Châm cứu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh, bao gồm cả chữa chứng buồn nôn ở bà bầu. Châm cứu là phương pháp được đánh giá điều trị an toàn nhất và bạn không cần phải lo lắng khi áp dụng cách chữa trị này. Tuy nhiên, bạn không thể tự làm việc châm cứu ở nhà. Bạn cần gặp người có chuyên môn uy tín để châm cứu hiệu quả và an toàn.
6. Tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp tập Yoga
Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho bà bầu. Nếu bạn bị ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người, bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng một lúc. Điều này sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn do lượng hormone progesterone trong cơ thể bị giảm bớt đi.
Ảnh: cam-giac-buon-non-nhung-khong-non-5
Tập yoga với các bài nhẹ nhàng rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.
7. Một vài lưu ý khác
-
Không nhịn đói. Nên ăn gì đó giữa các bữa ăn để tránh dư axit gây cảm giác buồn nôn.
-
Không nên ăn các đồ béo và chiên rán có nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này thường khó tiêu hóa và gây ra buồn nôn.
-
Ăn các thực phẩm có nhiều carbohydrate hoặc protein vì chúng dễ tiêu hóa.
-
Không quá căng thẳng và để ý quá nhiều vào nỗi ám ảnh bị buồn nôn. Hãy thả lỏng cơ thể, nghe nhạc, nói chuyện hay ăn gì đó để lấn át cảm giác buồn nôn.
-
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn đang nấu hay thức ăn vẫn còn nóng, hãy ăn đồ ăn nguội.
-
Hãy đi ngủ sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, hãy đi lại nhiều hơn, tránh nằm cả ngày ở giường.
-
Tránh nằm xuống giường ngay sau khi ăn xong. Hãy chờ ít nhất 30 phút, rồi mới nằm.
-
Buổi sáng, đừng rời giường ngay mà hãy ngồi vài phút rồi mới rời giường.
Chế độ ăn uống giúp các mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai:
Thức ăn nên chế biến đơn giản, ít mùi (luộc, hấp) hơn là nấu ăn cầy kỳ (chiên, xào, nướng... nhiều gia vị). Ăn tất cả những gì mình có thể ăn được. Tránh để dạ dày rỗng sẽ buồn nôn hơn. Hạn chế ăn quá nhiều đường và mỡ vì sẽ làm đầy bụng, khó tiêu. Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột. Tránh dùng các thức uống có cồn, hạn chế các thức uống có chứa caffeine, tốt nhất là nên uống nước trắng. Nên uống sữa lạnh và ăn trái cây lạnh. Uống nước gừng ấm hay ngậm kẹo gừng Thuốc.
Với những chia sẻ trong bài viết trên đây về hiện tượng các mẹ bầu có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được trong thời kỳ mang thai, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các chị em có một sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai. Chúc các bạn luôn vui khỏe mỗi ngày.
Tuthuoc24h