Trong suốt thời gian mang thai, các chị em thường được bồi bổ rất nhiều thực phẩm được cho là tốt cho thai nhi. Vì vậy, bạn nên chú ý đến vấn đề khi mang thai không nên ăn gì để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn con. Có nhiều loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người mẹ và đứa bé trong bụng. Do đó, việc bà bầu không nên ăn gì đều nhận khá nhiều sự quan tâm.
Trái cây cùng các loại rau quả có thể gây dị tật thai nhi
Không nên ăn rau quả chưa rửa kỹ và nước hoa quả tươi
Để đảm bảo không bị nhiễm các loại vi khuẩn, bạn nên rửa các loại rau quả thật kỹ bằng nước và ngâm muối trước khi ăn cũng như chế biến. Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại rau sống tối đa, vì đây có thể là mầm gây bệnh tiềm ẩn đấy!
Đối với nước ép hoa quả tươi dù là nước ép tại nhà hàng vẫn không loại trừ nguy cơ hoa quả chưa được rửa sạch trước khi chế biến để loại trừ những vi khuẩn có hại, bao gồm cả E. coli và salmonella.
Đừng để những quầy bán nước hoa quả ướp lạnh trông có vẻ sạch sẽ “hớp hồn”, bạn nên kiểm tra nhãn hiệu và độ khử trùng của sản phẩm. Tốt hơn hết, bạn nên tự làm nước ép tại nhà để đảm bảo tươi mới và vệ sinh.
Tránh ăn dưa muối
Nếu nói đến vấn đề bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thì không thể không kể đến dưa muối. Vậy liệu bà bầu ăn rau củ muối chua có tốt hay không?
Các loại dưa muối là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Nhưng nếu không biết cách dùng thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
Bởi trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm hàm lượng nitrit tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng, hơi đắng và chứa nhiều nitrat rất có hại cho cơ thể.
Không nên ăn sống các loại rau mầm
Rau mầm cũng nằm trong danh sách bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Đừng ăn sống bất kì các loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn lên và bạn không thể loại bỏ tất cả vi khuẩn trên rau. Bạn nên nấu chín để tiêu diệt bất kì vi khuẩn nào có trên rau.
Đối với rau quả, bạn nên rửa kỹ dưới vòi nước sạch, mạnh. Một loại ký sinh trùng tên gọi toxoplasma có thể sống trên rau và trái cây chưa rửa, gây bệnh nguy hiểm đến sự phát triển tâm thần của thai nhi.
Không nên sử dụng thuốc rửa mà hãy chà các loại rau củ trái cây với một bàn chải nhỏ, đồng thời loại bỏ phần thâm tím vì chúng có thể là mầm mang bệnh. Để tránh vi khuẩn Listeria, hãy chà và để khô hoặc lau khô trái cây trước khi cắt lát.
Thực phẩm như hải sản, thịt tươi sống không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai.
Không nên ăn thịt gia cầm và trứng chưa nấu kỹ
Bạn có nguy cơ bị nhiễm độc thực phẩm do vi khuẩn rất cao nếu không biết được bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Trong thời kỳ mang thai, mức độ phản ứng của cơ thể bạn đối với các loại này nghiêm trọng hơn nhiều. Khi mẹ bị ngộ độc thực phẩm, thai nhi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Do đó, hãy thêm thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín vào danh sách bà bầu không nên gì trong 3 tháng đầu mang thai nhé.
Ăn trứng ngỗng khi mang thai có nên hay không?
Tránh các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản, nhất là các loại cá, là nguồn thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3 tốt cho não bộ và mắt nhưng bạn cần có kiến thức cơ bản về các loại cá để có những lựa chọn thông minh.
Tuy nhiên, Một vài loại cá và động vật giáp xác lại thuộc nhóm bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm. Lượng thủy ngân này nếu đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hệ thần kinh của thai nhi.
Bạn nên tránh dùng cá kiếm, cá kình vì các loại cá này vừa chứa hàm lượng thủy ngân cao lại vừa gây hại cho thai nhi. Thay vì vậy, mẹ bầu hãy chọn loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá trê, cá hồi, cá tuyết (cá thu) và cá ngừ đóng hộp.
Ăn cá chép khi mang thai có tốt cho mẹ bầu và bé?
Hàm lượng thủy ngân càng cao nếu cá càng lớn và nhiều tuổi. Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyên phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, các bà bầu hãy chọn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Những loại cá này chứa ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Hạn chế ăn hải sản tươi sống, chưa qua chế biến hoặc bị ô nhiễm
Để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus có hại trong hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món thường chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, hàu sống, sò điệp, ngao
- Tránh hải sản đông lạnh, chưa được nấu chín và các loại thực phẩm hun khói
- Chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn, khi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khi không chắc chắn về mức độ an toàn bạn không nên ăn
- Chế biến hải sản đúng cách.
Bạn nên nấu cá ở nhiệt độ 60°C. Đối với các loại tôm như tôm hùm hay sò điệp, bạn nên nấu cho đến khi chúng có màu trắng sữa. Đối với trai và hàu, bạn cần nấu cho đến khi vỏ mở ra, đồng thời loại bỏ những con không tách được vỏ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách lựa chọn hải sản cho bà bầu để cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và mẹ nhé.
Không nên ăn thịt chưa được nấu chín, thịt nguội, xúc xích
Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn các thịt loại đã được nấu chín. Bạn cần tránh ăn thịt sống hoặc thịt tái, vì chúng có thể chứa toxoplasma hoặc các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Thịt nguội hay xúc xích tiềm tàng nhiều mối nguy bởi bệnh Listeria có thể phát triển ở môi trường nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn liền như thịt nguội hay xúc xích khi mang thai. Bạn có thể làm chín thịt hay xúc xích trước khi sử dụng và phải ăn ngay khi nấu xong.
Những loại thực phẩm dạng uống không nên uống khi có thai
Hạn chế cà phê và các thức uống chứa cồn khác
Thức uống cũng góp phần trong chủ đề bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Theo nghiên cứu mới nhất, chất caffeine có trong cà phê và có thể đi qua nhau thai ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên giảm lượng caffeine trong chế độ ăn uống và chỉ nên tiêu thụ 200 mg caffeine mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các loại đồ uống như cà phê, nước tăng lực, soda, trà hay sô-cô-la.
Ngoài cà phê thì rượu bia và các chất chứa cồn cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. Rượu bia và các thức uống có cồn từ lâu đã được chứng minh là gây hại nhiều hơn có lợi như có thể gây khuyết tật cho thai nhi. Một lượng nhỏ chất cồn cũng có thể gây hại cho thai kì của bạn.
Uống Vitamin E khi mang thai có tốt không?
Khi mang thai, có nhiều thay đổi bên trong khiến cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, mẹ bầu cần phải cẩn thận và tuyệt đối không nên dùng rượu bia và những thức uống có cồn khác. Các tác hại của bia rượu đối với thai nhi:
- Có thể gây dị dạng hình thái của thai nhi
- Bé dễ gặp vấn đề về khả năng nói, ngôn ngữ
- Chậm phát triển, khả năng học hỏi kém.
Tránh uống rượu
Không có nồng độ cồn nào được chứng minh là an toàn trong thời kì mang thai. Vì vậy để đảm bảo an toàn nhất là bạn nên tránh uống rượu hoàn toàn.
Việc tiêu thụ rượu của người mẹ trong thai kỳ có nguy cơ gây ra nhiều dị tật bẩm sinh vĩnh viễn: bất thường sọ não, tổn thương não, khuyết tật trí tuệ, bất thường về thận, dị tật xương, bệnh về mắt. Cùng với đó các bà mẹ uống rượu có nguy cơ sẩy thai và thai chết cao hơn bình thường.
Nếu bạn lo lắng về số lượng rượu đã uống trước khi bạn biết bạn đang mang thai hoặc đang cần giúp đỡ để ngừng việc uống rượu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình trạng của bạn.
Không nên uống trà thảo mộc
Có rất ít dữ liệu về tác động của các loại thảo mộc cụ thể đối với việc phát triển các em bé. Kết quả là, tránh uống trà thảo dược trừ khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn cho biết điều đó là ổn – ngay cả các loại trà thảo dược cũng được bán riêng cho phụ nữ mang thai.
Ngoài việc hạn chế sử dụng thức uống có chứa caffeine và ngưng sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn, các bà bầu cũng nên lưu ý tránh sử dụng trà thảo dược, trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Dù đến nay vẫn có rất ít dữ liệu chứng minh sự ảnh hưởng của trà thảo dược đến sự phát triển của thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tránh dùng loại thức uống này.
Mới có thai nên ăn gì?
Ngoài việc cần hạn chế ăn các thực phẩm trên thì bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Có 5 thực phẩm được xem là giàu dinh dưỡng nhất là:
- Cá hồi: Cá hồi có nhiều vitamin D và canxi, là 1 trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.
- Súp lơ: Thực phẩm chứa lượng axit folic không nhỏ, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
- Họ hàng nhà đậu: Đậu có hàm lượng protein dồi dào, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
- Những loại quả mọng: Đây là các loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Đặc biệt cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
- Trứng: Không những là nguồn bổ sung protein, trứng gà là 1 trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.
Khi mang thai không nên ăn gì vì dinh dưỡng cho thai là rất quan trọng. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cơ bản cho phụ nữ mang thai và tìm hiểu bà bầu không nên ăn gì để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!
Tuthuoc24h.net