Căn bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người lớn tuổi, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những cơn đau của bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt và làm việc. Dưới đây sẽ là một số thông tin giúp mọi người có góc nhìn rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm, để từ đó có được phương pháp khoa học phòng chống căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Cơ thể người có từ 33 - 35 đốt sống cấu thành cột sống. Xen giữa các đốt sống là một phần đệm (được gọi là đĩa đệm) giúp cột sống dẻo dai, cơ thể vận động linh hoạt, tránh va chạm đốt sống và giảm sóc, chấn động khi cơ thể chịu lực và vận động. Bên trong của đĩa đệm chứa nhân nhầy đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi lớp vỏ đĩa đệm (do nhiều nhiều tác động như va đập, thoái hóa dẫn tới lớp vỏ đĩa đệm rách, nứt). Nhân nhày đĩa đệm thoát ra sẽ chèn ép dây chằng, và chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống, điều này làm người bệnh đau nhức, tê bì chân tay và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động
Phân loại thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường phát triển qua 4 giai đoạn: Phình đĩa đệm, lỗi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm thực thụ và thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Và được phân loại theo 2 cách bên dưới:
Theo sự chèn ép vào thần kinh, tủy sống
+ Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Nhân nhày chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Đây là loại thoát vị đĩa đệm nguy hiểm nhất, mặc dù không gây ra hiện tượng tê bì tay chân nhiều. Nếu nhân nhày chèn ép nhiều thì bệnh nhân có thể mất khả năng vận động và khả năng kiểm soát hệ bài tiết
+ Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Với loại này, nhân nhày chèn ép cả vào tủy sống và thần kinh.
+ Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh (phải hoặc trái): Hầu hết các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm theo dạng này thường có biểu hiện và dấu hiệu chèn ép rất rõ ràng.
Theo vị trí chèn ép
+ Thoát vị đĩa đệm ra sau: Đây là một dạng khá phổ biến, bệnh nhân thường gặp các biểu hiện đau mỏi, nhức, tê bì,...
+ Thoát vị đĩa đệm ra trước: Đây là loại thoát vị đĩa đệm không gây đau hoặc ít đau do nhân nhầy không chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
+ Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống hay thoát vị đĩa đệm nội xốp
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn với một số bệnh về xương khớp khác. Tuy nhiên cần lưu ý một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm sau đây:
+ Đau nhức tại chỗ: đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết, tuy nhiên cũng sẽ dễ bị bỏ qua nếu gặp phải.
+ Tê bì chân tay: do các rễ thần kinh bị chèn ép.
+ Teo cơ: cơ ở các vùng bắp tay và bắp chân không phát triển được, bị teo lại.
+ Rối loạn cảm giác: có cảm giác không thật khi cầm nắm đồ vật.
+ Chóng mặt đau đầu: nguyên nhân do chèn ép các mạch máu chạy lên để nuôi các tế bào não khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt.
+ Đau lan xuống chân: nguyên nhân do các dây thần kinh tọa bị chèn ép khiến người bệnh bị đau nhức từ vùng lưng xuống chân.
+ Khả năng vận động suy giảm: chậm chạp, khó di chuyển và luôn có cảm giác tê mỏi dẫn đến việc cầm nắm khó khăn.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến như:
+ Thoát vị đĩa đệm do thoái hóa: Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở người già với tỉ lệ cao. Nguyên nhân do khả năng thẩm thấu của đĩa đệm càng kém khi tuổi càng cao. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi bước qua tuổi trung niên.
+ Do thói quen vận động sai: Các thói quen như nằm, ngồi, khuân vác sai tư thế trong quá trình sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân chính gây ra cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, làm tổn thương cấu trúc bao xơ khiến đĩa đệm dễ bị thoát vị.
+ Do các chấn thương, tai nạn: Các chấn thương và tai nạn ngoài ý muốn trong quá trình sinh hoạt, đặc biệt là các chấn thương do chơi thể thao cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương.
+ Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể gia tăng, cột sống phải gánh chịu một sức nặng lớn hơn bình thường. Qua thời gian lâu sẽ gây ra các thoái hóa liên quan tới các đốt sống và thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm, dễ gây ra nhiều biến chứng nếu không biết cách nhận biết và điều trị kịp thời. Ngay cả với người bệnh giai đoạn đầu cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, vận động.
Khả năng vận động của người bị thoát vị đĩa đệm bị giảm rõ rệt. Các động tác ảnh hưởng đến cột sống như cúi, ưỡn, xoay người cũng khiến đau nhức. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng can thiệp, điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Nhiều người đặt câu hỏi “bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Nếu được thì cách điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người đau đầu.
- Trên thực tế, người bị thoát vị đĩa đệm cần được thăm khám và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Với từng người bệnh khác nhau, sẽ có những liệu trình, phác đồ điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:
- Điều trị bằng phương pháp Đông y: Cần lưu ý kỹ khi tìm hiểu phương pháp này, tránh tình trạng không hiệu quả kéo dài lâu hoặc điều trị không đúng cách. Dù Đông y là phương pháp từ các thảo dược thiên nhiên nhưng đặc biệt cần tham khảo liệu trình điều trị từ các bác sĩ Đông y bệnh viện Đông y, không nên tự ý điều trị.
- Điều trị bằng phương pháp Tây y: Có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bằng laser, sóng cao tầng, công nghệ tế bào gốc,...Người bệnh nên đến các bệnh viện để được chẩn đoán, chọn ra phương pháp phù hợp nhất tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm từ sớm
Sau đây là một số phương pháp. tư thế cần thiết để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:
+ Tư thế đứng: Đứng thẳng lưng, giữ cột sống ở độ cong bình thường, không ưỡn về sau hoặc đứng khom người về phía trước.Giữ trọng lượng cơ thể dồn đều về hai chân, tránh dồn trọng lượng về cột sống. Hạn chế dùng giày cao gót vì sẽ làm kéo giãn cột sống.
+ Tư thế ngồi: Ghế ngồi nên có chiều cao phù hợp, vừa đủ để hai bàn chân đặt được lên sàn nhà. Lưng thẳng, có thể tựa vào thành phía sau. Trọng lượng cơ thể dồn lên hai bên mông và hai chân.
+ Các tư thế nâng đồ vật: Khi muốn nâng đồ vật từ dưới đất lên, đặc biệt là những đồ vật nặng, cần lưu ý tránh để cột sống chịu đựng khối lượng của vật (xem hình bên dưới).
+ Tư thế khi mang, vác đồ vật di chuyển: Cần bê đồ vật bằng hai tay, giữ sát vào người. Vẫn giữ tư thế thẳng lưng như khi đứng, không bước xiêu vẹo, tránh tổn thương. Nếu đồ vật quá nặng, cần chia thành nhiều lần di chuyển hoặc dùng xe đẩy.
+ Tư thế lấy đồ vật ở trên cao: Không nên với quá cao. Cần dùng ghế, thang để đứng lên nếu đồ vật ở quá cao so với tầm với.
+ Tưu thế kéo hoặc đẩy: Nếu không bắt buộc, nên dùng các đẩy, nhất là đối với những đồ vật to và nặng. Cần lưu ý giữ tư thế thẳng lưng, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân, không kéo hoặc đẩy đồ vật bằng cơ lưng.
+ Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tập thể dục mỗi ngày. Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Đối với người làm văn phòng, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Khoảng 40 phút nên đứng lên vận động tại chỗ hoặc đi lại.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh cũng như gia đình. Do đó, cần thiết phải phòng tránh từ sớm, không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân. Nếu có những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, hay đã mắc bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
TuThuoc24h.net