Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu. Đi kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, hôi miệng, đau ngực, nôn mửa, khó thở và mòn răng gây bất tiện cho cuộc sống. Hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để sớm có cách chữa kịp thời, hiệu quả. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!
Bệnh trào ngược dạ dày là gì ?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại.
Thông thường tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra nhiều nhất vào lúc sau bữa ăn, rất ít trường hợp nào xảy ra khi đang ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và đa số không gây ra các triệu chứng rõ rệt.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể là một hiện tượng bình thường nếu như nó xảy ra không thường xuyên và không kéo dài. Nếu như những cơn trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên và kéo dài liên tục trên 2 tuần khiến cho thực quản bị thương tổn thì nó đã trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cần phải có giải pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày ?
Axit ở dạ dày bị xáo trộn dẫn đến việc di chuyển mất kiểm soát do hội chứng Glenard hoặc một bệnh về nội tạng nào đó.
Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc như: Prednisone, thuốc giảm đau naproxen, ibuprofen,… Làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và kích ứng dạ dày co bóp mạnh hơn.
Rối loạn chức năng thực quản do xơ cứng hệ thống hoặc xơ cứng bì.
Lượng axit dạ dày tăng cao kèm theo lượng gastrin nhiều hơn vì tăng canxi trong máu.
Quá trình sản sinh gastrin gặp vấn đề làm biến đổi lượng axit dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison.
Thừa cân, béo phì hoặc mang thai: Những đối tượng này có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản cao hơn. Lý do là bởi vì việc trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tác động tới các cơ thắt ở thực quản và dạ dày. Điều này dẫn tới trương lực yếu khiến cho axit dạ dày có thể trào ngược lên một cách dễ dàng hơn.
Stress, lo lắng quá mức, áp lực tâm lý căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng xấu đến dạ dày gây rối loạn tiết axit dạ dày.
Ăn uống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều loại thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng, chua, uống nhiều bia rượu,… là những tác nhân cực kỳ không tốt phá hoại dạ dày của bạn. Các thói quen xấu này lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi, kích thích niêm mạc dạ dày gây ra trào ngược.
Một số bệnh lý như thoát vị, viêm hang vị, phù nề, viêm loét dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ?
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Khi ợ nóng ta sẽ cảm thấy nóng rát từ dạ dày, từ dưới xương ức lan lên cổ gây cảm giác khó chịu.
Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.
Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đau tức ngực thượng vị
Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.
Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn sẽ sưng tấy và gây phù nề dẫn đến thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khàn giọng và ho
Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khàn giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Dây thanh quản sẽ bị tổn thương do tiếp xúc với axit dạ dày
Tìm hiểu thêm thông tin về trào ngược dạ dày gây ho nhé!
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế để tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng để có thể trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Miệng đắng
Các dịch vị ở dạ dày khi bị trào ngược lên thực quản có thể lẫn cả dịch mật, khiến người bệnh có cảm giác đắng miệng. Triệu chứng này có thể dễ thấy vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy nếu như trong đêm người bệnh bị trào ngược.
Đau bụng
Khi dạ dày xuất hiện vết loét hoặc xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày thì người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội và kéo dài.
Phân có máu hoặc phân màu đen: Triệu chứng này xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản giai đoạn nặng.
Chán ăn, sụt cân đột ngột
Hiện tượng trào ngược gây ra cảm giác không ngon miệng khi ăn và có thể khiến người bệnh giảm cân nặng và thể trạng sa sút.
Tác hại của trào ngược dạ dày ?
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản không chỉ gây ợ nóng và khó chịu thoáng qua mà nó còn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ. Thực tế, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Dưới đây là những tác hại do trào ngược dạ dày thực quản gây ra:
Viêm đường hô hấp
Dịch axit từ dạ dày trào ngược lên tới đường hô hấp có thể gây ra viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản và viêm phổi. Hậu quả, bệnh nhân ho, khò khè, khàn tiếng kéo dài nhưng lại không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường.
Tìm hiểu thêm thông tin về trào ngược dạ dày gây hôi miệng nhé!
Viêm loét thực quản
Một tác hại khác của trào ngược dạ dày đó là hẹp thực quản. Axit dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây ra viêm, dẫn đến loét, hẹp thực quản. Người bệnh lúc này biểu hiện thành các triệu chứng như: khó nuốt, nuốt nghẹn, đau họng, đau ngực, đau xương ức khi ăn uống, buồn nôn và nôn, mất cảm giác thèm ăn.
Barrett thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra 1 loại tổn thương thực quản khác là Barrett thực quản. Tổn thương Barrett thực quản nặng và kéo dài có thể dẫn đến ung thư thực quản. Bệnh lý này được phát hiện nhờ nội soi thực quản dạ dày.
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là hậu quả nghiêm trọng của viêm loét thực quản do trào ngược kéo dài. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh nhân ung thư thực quản do trào ngược ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng không điển hình. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân thường đi khám với triệu chứng nuốt nghẹn, đau sau xương ức dai dẳng, khàn tiếng. Đôi khi sờ thấy hạch to ở phần dưới cổ họng. Cơ thể bệnh nhân gầy sút và suy kiệt do không ăn được.
Liệu rằng khi bị trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không ?
Cách điều trị trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà?
Thay đổi lối sống
Một số loại thực phẩm có thể gây trào ngược dạ dày, nhưng hầu hết các can thiệp về chế độ ăn uống ít có tác động. Một số bằng chứng cho thấy rằng giảm lượng đường và tăng lượng chất xơ có thể giúp ích. Tránh một số loại thực phẩm tăng tiết axit và không ăn trước khi nằm được khuyến nghị cho những người có triệu chứng trào ngược dạ dày. Thực phẩm có thể làm kết tủa trào ngược dạ dày bao gồm cà phê, rượu, sôcôla, thực phẩm béo, thực phẩm có tính axit và thực phẩm cay.
Tập yoga chữa trào ngược dạ dày bảo vệ sức khỏe!
Giảm cân có thể có hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng. Nâng đầu của giường hoặc sử dụng gối cao nâng vai và đầu, có thể ức chế trào ngược khi nằm. Mặc dù tập thể dục vừa phải có thể cải thiện các triệu chứng, nhưng tập thể dục mạnh mẽ có thể khiến tình trạng xấu đi.
Thay đổi thói quen ăn uống
Cách chữa trị nhanh chóng nhất là thay đổi thói quen ăn uống, bao gồm:
Ăn uống theo chế độ thích hợp: Ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Không nên ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, do có chứa nhiều chất bảo quản. Nên ăn uống thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tránh xa các loại đồ ăn, uống quá chua, cay, nóng, đồ uống có chứa cồn, gas (bia, rượu, nước ngọt,…).
Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no, hạn chế ăn trước khi đi ngủ khoảng 2h.
Không nên lo âu bệnh tật và tránh để cho cơ thể bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không nên nhịn ăn, bỏ bữa. Đặc biệt là bữa sáng.
Bổ sung rau xanh, các loại củ, trái cây tươi, các loại nước ép trái cây,… Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa hỗ trợ giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
Có chế độ giảm cân hoặc tăng cân khoa học
Vì khi chúng ta tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng tích tụ mỡ ở phần bụng. Vì điều đó sẽ làm tăng áp lực, chèn ép dạ dày sẽ gây ra hiện tượng trào ngược.
Trong khi đang bị bệnh thì cũng không nên giảm cân quá nhanh. Trung bình một tuần chỉ nên giảm từ 0,5-1kg. Cần phải có chế độ giảm cân khoa học. Không nên nhịn ăn,vì khi bạn nhịn ăn sẽ làm cho dạ dày tăng tiết acid rất dễ gây ra viêm loét dạ dày.
Cùng biết thêm các phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày nhé!
Dừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ợ nóng ở vùng thực quản gây tổn thương cơ vòng thực quản dưới. Nó còn làm cho chức năng của cơ vòng bị rối loạn gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
Cả người hút thuốc lá chủ động và bị động đều bị ảnh hưởng.
Kê cao gối khi ngủ
Đây là một mẹo rất hữu ích cho những người đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Việc kê gối cao khi ngủ sẽ hỗ trợ làm cho acid không thể trào ngược lên thực quản được.
Không nên mặc quần áo chật
Khi đang bị trào ngược dạ dày thì nên hạn chế tối đa việc mặc đồ chật hoặc bó sát cơ thể. Việc này sẽ làm tăng áp lực, ép vào dạ dày làm tăng hiện tượng trào ngược.
Tăng cường thể dục thể thao
Thể dục thể thao luôn là hoạt động cần thiết và không thể thiếu của mỗi con người. Chăm chỉ luyện tập, rèn luyện thể thao giúp nâng cao sức đề kháng.
Tìm hiểu thêm khi trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì ?
Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
Cây thìa là
Đây là được coi là một loại thảo dược được dùng trong đông y. Có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Trong cây thìa là chứa một số hoạt chất làm dịu các cơn co thắt của dạ dày, giảm các triệu chứng trào ngược acid của dạ dày.
Nghệ vàng
Luôn được biết đến với tác dụng làm liền sẹo. Trong các bệnh về tiêu hóa, hoạt chất có trong nghệ vàng giúp các vết tổn thương mau lành. Ngoài ra,trong nghệ vàng có chứa tinh chất curcumin có tác dụng ngăn chặn sự viêm nhiễm và các nguyên nhân gây trào ngược.
Biết thêm thông tin về phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ nhé!
Trà hoa cúc
Mỗi ngày uống một ly trà hoa cúc sẽ mang lại hiệu quả chữa trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
Trà gừng
Trà gừng sẽ làm giảm acid trong dạ dày, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trà gừng có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn, kích thích và hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Biết thêm thông tin về phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gừng nhé!
Chuối
Chuối chín có vị ngọt dịu thanh, giúp làm giảm acid, cân bằng pH trong dạ dày. Khi ăn chuối sẽ giúp làm mát thực quản, ngăn chặn cảm giác nóng rát do trào ngược acid gây ra.
Sữa chua hay các chế phẩm từ sữa
Có chứa nhiều lợi khuẩn probiotics giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ, kích thích tiêu hóa. Do đó làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày.Thay đổi thói quen ăn uống
Thông qua bài viết, các bạn đã hiểu khái quát về bệnh trào ngược dạ dày. Cũng như nguyên nhân và cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn sẽ có một sức khỏe thật tốt.
Tuthuoc24h.net